Recent Blog post

Bắt đầu từ sớm
Trò chuyện với bé vừa chào đời có vẻ vô nghĩa, nhưng tai con bạn và phần não phản ứng với âm thanh đã được kích hoạt từ khi chưa sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ, càng nhiều từ bé sinh non nghe được khi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, bé càng phản ứng nhiều hơn với âm thanh của mình. Điều này cho thấy trò chuyện với bé sinh non có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ. Cách này cũng có lợi với bất cứ trẻ nào. "Nói càng nhiều càng tốt cho bé. Bé hấp thụ nhiều hơn bạn nhận ra", tác giả nghiên cứu tiến sĩ Melinda Caskey, giáo sư nhi khoa ở Đại học Brown (Mỹ) nói.

Để ý các tín hiệu
Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn "Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu"...). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. "Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con", tiến sĩ Kathryn Hirsh-Pasek, giám đốc phòng thực nghiệm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Đại học Temple ở Ambler, Pennsylvania (Mỹ) đề nghị.
Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi...) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.

Cùng xem sách
Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện (ví dụ: Nhìn con gấu đáng yêu này...). "Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình", tiến sĩ Amada J.Moreno, chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver chia sẻ.
Dù bạn chọn một cuốn sách nước ngoài hay một cuốn truyện yêu thích, đọc cho bé có thể truyền cảm hứng cho việc sử dụng vốn từ phong phú hơn và cung cấp các chủ đề thú vị mà bạn không thể tự nghĩ ra.
Tạo ra các cuộc hội thoại

Bé sẽ nhanh chóng tạo ra những "bài nói" một chiều, vì thế hãy dành cho con cơ hội để trả lời ngay từ khi bé chưa biết nói. Chẳng hạn, hỏi con "Con có thấy con chó kia không?", khi bé đáp lại bằng những tiếng "gư gư...", hãy nói "Đúng rồi, nó đang ăn bữa tối đấy".). Tương tự như vậy, hãy trả lời con khi bé bập bẹ về thứ gì đó quan tâm. "Điều này sẽ dạy bé cách hội thoại và để con biết bạn rất quan tâm đến những gì bé nói", tiến sĩ Hirsh-Pasek nói. Cách bạn trả lời con không cần phụ thuộc vào tuổi của bé. Bạn có thể bình luận về điều bé đang nhìn tới, nói thứ gì đó chung chung (chẳng hạn như "Nhìn cái miệng cười tươi này"), hay thậm chí nói điều gì đó không cần theo chủ đề (như Làm sao chúng mình có đâu để ăn đây).
Tắt TV

Bạn có thể cho rằng bé hưởng lợi từ tất cả các dạng lời nói, nhưng dán mắt lên màn hình TV và nghe các bài hát, hội thoại phát ra từ nó thì thực sự có hại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. "Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn", tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.
Cho bé đi mẫu giáo sớm là cách giúp trẻ nhanh biết nói sớm
Có lẽ ai nghe cũng đều thấy lạ. Tuy nhiên đây là cách rất hữu hiệu cho các gia đình muỗn các bé có khả năng nói sớm. Các yếu tớ như bắt đầu từ sớm, để ý các tín hiệu, cùng xem sách, tạo ra các cuộc hội thội, tắt TV như đã nói ở trên đều có điều có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa.

Khi đi mẫu giáo, các bé sẽ có điều kiện tiếp xúc với bạn bè, thầy cô cũng như điều kiện môi trường xung quanh thúc đẩy các em khả năng giao tiếp tốt hơn.
Đặc biệt, hiện nay một số trường có chương trình học giúp trẻ biết nói sơm hơn. Điển hình như chương trình học Fastrackids tại trường Mầ non Pandakids. Đây là trường đầu tiên áp dụng chương trình học này thành công tại Quận 1. Với chương trình được du nhập từ Mỹ và được chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện, môi trường tại Việt Nam, chương trình đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ biết nói sơm, tự tin, tự lập, tăng kỹ năng sống cũng như giúp trẻ phát huy khả năng học tập ngay từ lúc nhỏ.
Thông tin liên hệ
  • Địa chỉ: 18-20 Phan Kế Bính, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Gần vòng xoay Điện Biên Phủ giáp Bình Thạnh)
  • Điện thoại: 08 3910 3393 | 08 3910 3394
  •  Email: info@pandakidsschool.vn




Cách giúp trẻ nhanh biết nói - Phương pháp giúp trẻ nhanh biết nói

Bắt đầu từ sớm
Trò chuyện với bé vừa chào đời có vẻ vô nghĩa, nhưng tai con bạn và phần não phản ứng với âm thanh đã được kích hoạt từ khi chưa sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ, càng nhiều từ bé sinh non nghe được khi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, bé càng phản ứng nhiều hơn với âm thanh của mình. Điều này cho thấy trò chuyện với bé sinh non có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ. Cách này cũng có lợi với bất cứ trẻ nào. "Nói càng nhiều càng tốt cho bé. Bé hấp thụ nhiều hơn bạn nhận ra", tác giả nghiên cứu tiến sĩ Melinda Caskey, giáo sư nhi khoa ở Đại học Brown (Mỹ) nói.

Để ý các tín hiệu
Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn "Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu"...). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. "Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con", tiến sĩ Kathryn Hirsh-Pasek, giám đốc phòng thực nghiệm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Đại học Temple ở Ambler, Pennsylvania (Mỹ) đề nghị.
Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi...) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.

Cùng xem sách
Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện (ví dụ: Nhìn con gấu đáng yêu này...). "Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình", tiến sĩ Amada J.Moreno, chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver chia sẻ.
Dù bạn chọn một cuốn sách nước ngoài hay một cuốn truyện yêu thích, đọc cho bé có thể truyền cảm hứng cho việc sử dụng vốn từ phong phú hơn và cung cấp các chủ đề thú vị mà bạn không thể tự nghĩ ra.
Tạo ra các cuộc hội thoại

Bé sẽ nhanh chóng tạo ra những "bài nói" một chiều, vì thế hãy dành cho con cơ hội để trả lời ngay từ khi bé chưa biết nói. Chẳng hạn, hỏi con "Con có thấy con chó kia không?", khi bé đáp lại bằng những tiếng "gư gư...", hãy nói "Đúng rồi, nó đang ăn bữa tối đấy".). Tương tự như vậy, hãy trả lời con khi bé bập bẹ về thứ gì đó quan tâm. "Điều này sẽ dạy bé cách hội thoại và để con biết bạn rất quan tâm đến những gì bé nói", tiến sĩ Hirsh-Pasek nói. Cách bạn trả lời con không cần phụ thuộc vào tuổi của bé. Bạn có thể bình luận về điều bé đang nhìn tới, nói thứ gì đó chung chung (chẳng hạn như "Nhìn cái miệng cười tươi này"), hay thậm chí nói điều gì đó không cần theo chủ đề (như Làm sao chúng mình có đâu để ăn đây).
Tắt TV

Bạn có thể cho rằng bé hưởng lợi từ tất cả các dạng lời nói, nhưng dán mắt lên màn hình TV và nghe các bài hát, hội thoại phát ra từ nó thì thực sự có hại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. "Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn", tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.
Cho bé đi mẫu giáo sớm là cách giúp trẻ nhanh biết nói sớm
Có lẽ ai nghe cũng đều thấy lạ. Tuy nhiên đây là cách rất hữu hiệu cho các gia đình muỗn các bé có khả năng nói sớm. Các yếu tớ như bắt đầu từ sớm, để ý các tín hiệu, cùng xem sách, tạo ra các cuộc hội thội, tắt TV như đã nói ở trên đều có điều có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa.

Khi đi mẫu giáo, các bé sẽ có điều kiện tiếp xúc với bạn bè, thầy cô cũng như điều kiện môi trường xung quanh thúc đẩy các em khả năng giao tiếp tốt hơn.
Đặc biệt, hiện nay một số trường có chương trình học giúp trẻ biết nói sơm hơn. Điển hình như chương trình học Fastrackids tại trường Mầ non Pandakids. Đây là trường đầu tiên áp dụng chương trình học này thành công tại Quận 1. Với chương trình được du nhập từ Mỹ và được chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện, môi trường tại Việt Nam, chương trình đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ biết nói sơm, tự tin, tự lập, tăng kỹ năng sống cũng như giúp trẻ phát huy khả năng học tập ngay từ lúc nhỏ.
Thông tin liên hệ
  • Địa chỉ: 18-20 Phan Kế Bính, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Gần vòng xoay Điện Biên Phủ giáp Bình Thạnh)
  • Điện thoại: 08 3910 3393 | 08 3910 3394
  •  Email: info@pandakidsschool.vn



Cách giúp trẻ nhanh biết nói - Phương pháp giúp trẻ nhanh biết nói


Việc tìm kiếm một địa chỉ trường mầm non tư thục chuẩn quốc gia cho trẻ là một việc rất quan trọng mà các bậc phụ huynh cần dành sự quan tâm đặc biệt. Bởi vì trường mầm non không chỉ đơn giản là nơi mà cha mẹ gửi gắm con em mình mà trường mầm non còn là một nơi mà trẻ có thể hoàn thiện bản thân, nhân cách, học hỏi được thêm nhiều điều mới, v.v…
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC PANDAKIDS – 18-20 PHAN KẾ BÍNH, PHƯỜNG ĐA KAO, QUẬN 1, TPHCM
18-20 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM 08 3910 3393 | 08 3910 3394
Trường mầm non PandaKids sẽ là một môi trường phát triển toàn diện cho các bé và là nơi đáng tin tưởng để cha mẹ có thể gửi gắm con em của mình. Với 12 năm hoạt động thì PandaKids đã và đang nuôi dạy thành công rất nhiều trẻ em và không ngừng hoàn thiện hơn để có thể mang đến cho các em tất cả những gì tốt đẹp nhất.
Để biết được lý do vì sao PandaKids là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thì mời bạn đọc theo dõi những mục sau đây nhé!
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của PandaKids được thiết kế và xây dựng dựa trên chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nhưng được chỉnh sửa lại nhằm phù hợp với sự phát triển của mỗi bé ở từng độ tuổi khác nhau.
Chương trình giảng dạy của trường mầm non PandaKids hướng đến mục tiêu giúp cho các bé có thể phát triển toàn diện về mặt tinh thần lẫn thể chất, đồng thời giúp các bé bước đầu tiên hình thành nhân cách, kỹ năng sống cần thiết nhất để làm hành trang cho con đường phía trước.

18-20 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM 08 3910 3393 | 08 3910 3394
Tại trường mầm non PandaKids có chương trình đào tạo bao gồm chương trình đào tạo chung, chương trình phát triển thể lực như các bài tập thể dục  nhằm giúp cho các bé khỏe mạnh hơn, chương trình hè và đặc biệt là chương trình Fastrackids.
Fastrackids là một chương trình học nhằm khơi gợi niềm đam mê học tập suốt đời của trẻ, giúp trẻ phát huy những khả năng, năng khiếu vốn có của bản thân, rèn luyện các kỹ năng sống, tính tự tin giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, Fastrackids còn giúp cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo, khả năng lãnh đạo, trang bị kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Do vậy, PandaKids chính là địa chỉ trường mầm non tư thục chuẩn quốc gia hoàn hảo nhất dành cho các bé mà nhiều bậc cha mẹ đang tìm kiếm.
Đội ngũ giáo viên
Trường mầm non PandaKids có đội ngũ giáo viên xuất thân từ trường Đại học Sư Phạm với vốn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm dày dặn. Các giáo viên của trường PandaKids luôn có những phương pháp giảng dạy mới mẻ và hiện đại có thể giúp cho các bé học tập một cách hiệu quả.

18-20 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM 08 3910 3393 | 08 3910 3394
Bên cạnh kiến thức và kinh nghiệm thì giáo viên của PandaKids còn có một tấm lòng thương yêu, quan tâm chăm sóc tận tình đến các bé như người thân trong gia đình. Đội ngũ giáo viên của PandaKids thường xuyên quan tâm, theo dõi các bé nhằm hiểu rõ hơn về tiến độ học tập và phát triển của từng bé để đưa ra phương pháp học tập phù hợp nhất và đồng thời thông báo quá trình học tập của các bé đến từng phụ huynh.
Cơ sở vật chất

Trường PandaKids chú trọng đặc biệt vào cơ sở vật chất nhằm giúp cho các bé có một môi trường phát triển hoàn hảo nhất. Theo đó, trường có khoảng sân rộng rãi và khuôn viên được trồng nhiều cây xanh, rất thích hợp cho những hoạt động vui chơi của trẻ.
Phòng học được thiết kế nhiều màu sắc, sạch sẽ và bàn ghế được thiết kế với độ cao phù hợp với từng độ tuổi của các bé nên rất an toàn cho xương sống cũng như sức khỏe của trẻ.
Hãy cùng Pandakids lựa chọn môi trường vừa học vừa chơi chất lượng, giúp bé phát triển toàn diện!!!

  
18-20 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM 08 3910 3393 | 08 3910 3394

Chọn trường mẫu giáo tư thục chuẩn quốc gia

Một hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn Toán ở trường tiểu học là hoạt động giải toán.
Đây là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành tố tham gia mà lâu nay đã được các chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp dạy học nghiên cứu và chỉ rõ.
Thực tiễn dạy học tiểu học lâu nay ở nước ta, theo nội dung, chương trình và SGK đã ban hành, hoạt động học và giải toán của học sinh tiểu học đối tượng trung bình cơ bản diễn ra theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo mẫu; độc lập làm bài, tuân theo quá trình nhận thức chung là đi từ Algôrit đến Ơritstic.
Để thích ứng với quá trình học tập đó của đa số học sinh, kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi tiểu học cho thấy, quá trình dạy cũng phải được tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu
Giáo viên tiểu học giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết.
- Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức.
- Đồng thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua ví dụ và phản ví dụ. Chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.
- Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, giai đoạn làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới, đồng thời là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Kinh nghiệm cho thấy khi hoàn thành tốt giai đoạn này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai đoạn sau.
Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn
Giáo viên tiểu học cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.
Học sinh tiểu học bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Giai đoạn này thường vẫn còn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc. Tuy nhiên giai đoạn 2 vẫn có tác dụng gợi động cơ cho giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu
Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào hiểu bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ còn lúng túng.
Giáo viên có thể nắm bắt được việc học tập cũng như mức độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông qua giai đoạn này, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng.
Giai đoạn 3 có tác dụng gợi động cơ trung gian. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này khi ra bài tập về nhà.
Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập
Giáo viên nên ra cho học sinh:
- Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.
- Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng.
- Hoặc là bài kiểm tra thử.
- Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ môn.
Giai đoạn này có tác dụng gợi động cơ kết thúc một nội dung dạy học. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này trong kiểm tra.
Cách dạy học toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy học truyền thống, nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với SGK đã được biên soạn lâu nay, phù hợp với hình thức dạy học theo tiết (40 phút), phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh tiểu học diện đại trà trong học tập môn toán.
Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn như trên đòi hỏi giáo viên phải:
- Hiểu sâu sắc kiến thức và các tri thức phương pháp.
- Trong soạn bài, giáo viên tiểu học cần chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên cạnh đó còn phải biết phân bậc bài tập cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Biết điều hành các đối tượng học sinh tiểu học trong một lớp cùng hoạt động bằng cách giao cho mỗi loại đối tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ, có như thế giờ học mới sinh động và lôi cuốn.
NGUỒN:http://www.baomoi.com/cach-day-hoc-sinh-tieu-hoc-trung-binh-hoc-tot-mon-toan/c/14895638.epi

Phương pháp cho các em học lực trung bình học tốt môn toán

Mẹ luôn cố bảo vệ và che chở con bằng mọi cách. Nhưng cách tốt nhất để trẻ tồn, vượt qua hiểm nguy chính là trang bị cho con những kỹ năng “sống sót”.

Dạy trẻ kỹ năng sinh tồn là một việc làm rất cần thiết trong xã hội đầy những thử thách, biến động ngày nay vì trẻ càng được trải nghiệm nhiều kỹ năng thì trẻ càng thích nghi tốt với cuộc sống bấy nhiêu.

1. Dạy con biết cấp cứu khi gặp nạn.
Dạy cho trẻ gọi cấp cứu và phải làm gì trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng xảy ra là một điều rất cần thiết. Ở các nước tiên tiến, chương trình học của trẻ có những bài ngoại khóa hướng dẫn vấn đề này tùy theo từng lứa tuổi. Biết cách gọi cấp cứu là một hành động đơn giản để đứa trẻ được cứu sống. Các cháu có thể phản ứng rất hiệu quả thật sớm khi gặp tai nạn nếu được dạy phải hành động thế nào.
Trong nhà, bố mẹ nên dán số điện thoại cấp cứu ở một chỗ dễ nhìn để đảm bảo trẻ có thể nhìn thấy khi cần thiết. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần học và dạy con một số động tác xử lý như cầm máu, chăm sóc vết bỏng... để cứu mình và người khác. Đồng thời trước những tình huống này, con nên kêu gọi sự cứu giúp của những người xung quanh. Nếu thấy bố mẹ có hiện tượng bất thường, sau khi đã gọi cấp cứu con cũng cần lớn tiếng hô hào để nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm.
2. Dạy con cách vượt qua hiểm nguy.
Khi con lớn lên, cha mẹ sẽ không thể có thời gian giám sát con suốt ngày đêm. Dạy con các kỹ năng thoát hiểm và cách phòng tránh tai nạn trong nhà là việc quan trọng hàng đầu. Hỏa hoạn, ngập lụt, động đất... là những dạng tai họa mà không ai có thể nói trước. Dạy con cách ứng phó với những tai nạn này ngay từ nhỏ sẽ giúp bố mẹ phần nào yên tâm hơn.
Ở nước ngoài, việc dạy trẻ cách đối phó với các tình huống như hỏa hoạn, động đất... rất được quan tâm. Đó là lí do dễ hiểu khi chúng ta có thể nhận thấy khả năng bản ứng của các bé Tây trước các tình huống này thường rất nhanh nhạy.
Tai nạn thường gặp nhất là trẻ bị đuối nước. Để phòng ngừa điều này, khi trẻ khoảng 5 - 6 tuổi, mẹ hãy cho trẻ học bơi. Bên cạnh đó, hãy dạy cho con những kỹ năng như khi lạc cha mẹ trẻ phải xử trí thế nào; khi bị người khác dụ dỗ, mời đồ ăn thức uống phải thế nào...
Một điều quan trọng khi dạy con cách vượt qua hiểm nguy mà bố mẹ cần biết đó là cho con biết mọi thông tin liên lạc của bố mẹ và các số điện thoại khẩn cấp cần thiết. Hãy nhắc nhở con cẩn thận rằng bất cứ khi nào gặp nguy hiểm, đi lạc hãy biết tìm cách giúp đỡ từ những người đáng tin cậy.
3. Dạy con cách đối phó với người lạ
Hiện nay có rất nhiều trường hợp giả làm người quen của bố mẹ lân la trò chuyện với trẻ rồi bắt cóc hoặc có những hành vi đồi bại. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Để tránh làm bé hoảng sợ, cần nhấn mạnh người lạ là người mà mình chưa biết là tốt hay xấu nên vẫn phải giữ khoảng cách như không đi theo họ, không ăn thứ gì mà họ đưa cho…
Để con hiểu rõ hơn vấn đề, bố mẹ hãy tự dựng lên cho con một số tình huống khi gặp người lạ để từ đó cho trẻ biết cách phản ứng và hành động đúng nhất. Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng (như bố, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của bé), ngoài ra không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được bố mẹ dặn dò.
4. Dạy con kỹ năng sử dụng các vật dụng nguy hiểm
Đây là một điều quan trọng khi dạy trẻ kỹ sinh tồn. Trẻ nhỏ luôn luôn hiếu động, tinh nghịch nên khó tránh việc xảy ra những điều đáng tiếc. Người lớn đừng nghĩ trẻ chỉ có thể gặp nguy hiểm ở bên ngoài mà không biết rằng ngay tại trong nhà trẻ cũng có thể bị thương.
Trong nhà ai cũng có vô khối các vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, kim… Khi người lớn không có mặt, trẻ có thể lôi mấy thứ đó ra chơi và sẽ gây hại cho chính chúng và người khác. Dạy con sử dụng đúng cách, không gây sát thương cho bản thân và người khác là việc mà cha mẹ cần quan tâm ngay từ khi con mới 4, 5 tuổi. Dạy con làm từ từ từng việc một và dưới sự quan sát của cha mẹ sẽ giảm thiểu tác hại.
Bên cạnh dạy con biết sử dụng các vật sắc nhọn trong nhà, bố mẹ cũng cần chỉ cho trẻ biết những đồ gì tuyệt đối không được động đến khi bố mẹ vắng nhà như ổ điện, lửa, phích nóng, ...
5. Dạy con biết quản lý tiền
Dạy con biết quản lý tiền là một việc vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh không thể xem nhẹ. Bố mẹ đừng ngần ngại khi phải đưa tiền cho trẻ ngay từ nhỏ, hãy tập thói quen cho con biết tiêu tiền ngay khi con biết nhận thức rõ giá trị của đồng tiền. Hãy bắt đầu bằng việc đưa ra trợ cấp cho con. Tuy nhiên, cần phải cho trẻ biết rằng, tiền không thể tự do chi tiêu theo ý muốn, hãy dạy trẻ cách tiêu tiền một cách hợp lý. Để làm được như vậy, chính bản thân bố mẹ phải là tấm gương cho con, trẻ sẽ quan sát việc chi tiêu của người lớn và xem chúng ta có làm những gì mà bạn nói không.
6. Dạy trẻ tự lo được cho mình
Dạy trẻ tự lo cho mình hay nói cách khác là dạy trẻ biết làm việc nhà, dạy trẻ biết tự lập. Hiện nay có quá nhiều bố mẹ yêu chiều con nên cố gắng hay con làm tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn. Hậu Kết quả của việc đó là nhiều trẻ 7 - 8 tuổi ăn cơm mẹ vẫn đút, 10 tuổi vẫn được mẹ tắm cho. Thậm chí không ít em, đến 18 tuổi, tốt nghiệp phổ thông rồi vẫn phải bố mẹ đưa đi học, rồi không biết nấu cơm khi mẹ vắng nhà.
Những trường hợp trên không phải là ít, và phổ biến ở gia đình thành phố. Bố mẹ với tư tưởng cần cho con nhiều thời gian để học tập nên không hề bắt con động tay đến một việc gì trong nhà, bàn tay của các con chỉ cần cầm bút không cần động đến các việc khác. Nhưng bố mẹ có biết làm như vậy không hề tốt cho con, ngược lại nó sẽ gây hại khôn lường. Trẻ không có khả năng tự lập không những mất tự tin mà còn luôn cảm thấy phụ thuộc vào cha mẹ.
Trẻ được nuông chiều từ nhỏ dễ nảy sinh tính ích kỷ, luôn coi mình là trung tâm, muốn mọi người phải ưu tiên, chăm sóc cho mình trước nhất. Để giúp con không bị bỡ ngỡ với cuộc sống xa gia đình sau này bố mẹ hãy dạy con biết tự lo cho bản thân mình ngay từ khi còn nhỏ. Với mỗi độ tuổi của con, người lớn hãy dạy con biết làm những việc đơn giản nhất.
7. Dạy con biết đưa ra các lựa chọn khôn ngoan
Đây là một điều quan trọng khi dạy trẻ kỹ năng sinh tồn. Khi con lớn lên, con cần có sự lựa chọn, chính kiến và quyết định riêng của bản thân mình. Tuy nhiên, có một số trường hợp, sự lo lắng, chăm sóc “quá kỹ” từ mẹ đã vô tình khiến cho trẻ có cảm giác bị cấm đoán nên hầu như không còn có sự tự do của riêng mình, không còn có được sự độc lập trong suy nghĩ và hành động.
Trên thực tế, không ít bậc phụ huynh thường can thiệp rất nhiều vào chuyện học hành, sinh hoạt của con. Đôi khi việc bố mẹ cấm đoán, không cho con làm theo sở thích của mình sẽ khiến cho trẻ mất đi cảm giác tự do, chúng sẽ cảm thấy bí bách vì không được làm theo thứ mình muốn. Thậm chí, nếu bố mẹ cấm đoán con quá nhiều, họ sẽ mất đi cơ hội được nghe ý kiến từ con. Chúng sẽ tự đưa ra quyết định mà không cần hỏi bố mẹ, vì chúng biết có khi hỏi thì cũng không nhận được sự cho phép.
Khi một đứa trẻ dần lớn lên, hãy cho trẻ nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn quần áo, các địa điểm du lịch và các hoạt động ngoại khóa. Tất nhiên, là phụ huynh có quyền quyết định cao nhất. Tuy nhiên, đồng hành với trẻ trong việc ra quyết định có thể dạy cho trẻ những bài học quan trọng, chẳng hạn như những quyết định của trẻ ảnh hưởng như thế nào tới người khác.
NGUỒN:
http://tapchidanba.com/m/7-ky-nang-sinh-ton-quan-trong-nhat-thiet-phai-day-tre-tin2513.html

Những kĩ năng quan trọng cần dạy cho trẻ


Học ngoại ngữ từ 5 đến 12 tuổi được khoa học chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Ngoài những lợi ích về ngôn ngữ giao tiếp, học ngoại ngữ còn giúp con nâng cao tính tự lập, suy nghĩ tích cực và tự tin, linh hoạt trong tư duy và nhận thức, …Tuy nhiên, thật không dễ dàng gì để các bé có thể học và nhớ được hoàn toàn khi mà các em còn quá nhỏ và vừa mới bắt đầu làm quen với ngoại ngữ.
Để giúp các bé hứng thú với việc học tiếng Anh, bài viết sau đây sẽ chia sẻ 6 phương pháp “vàng” mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất.
-Học tiếng Anh theo chủ đề:
Học tiếng Anh theo chủ đề là cách giúp trẻ học tiếng Anh nhanh nhất và hiệu quả nhất. Các nhóm từ có cùng một chủ đề giúp trẻ ghi nhớ từ vựng nhanh hơn, phản xạ ngôn ngữ tốt hơn việc học các từ riêng lẻ.
Trong tiếng Anh hay bất cứ một ngôn ngữ nào, từ vựng đều được phân ra thành các chủ đề. Với học sinh tiểu học khi mới tiếp cận với tiếng Anh, để bé yêu thích môn học này, phụ huynh nên cho bé bắt đầu làm quen với những chủ đề quen thuộc xung quanh như gia đình, bạn bè, vật dụng hàng ngày, trường lớp…
Bên cạnh những chủ đề thân thuộc, việc để bé học từ vựng tiếng Anh theo những lĩnh vực bé yêu thích cũng sẽ khiến bé trở nên hứng thú hơn và dĩ nhiên bé cũng sẽ dễ dàng nhớ chúng hơn là việc bắt bé phải học những thứ mình không thích.Bắt đầu với những từ cơ bản, thông dụng khi học
Sau khi chọn được một chủ đề phù hợp thì phụ huynh cần định hình ngay bé cần học những gì trong trường tự vựng thuộc chủ đề ấy. Có rất nhiều những chủ đề tự vựng trong tiếng Anh và đòi hỏi khi cho trẻ học theo chủ đề bạn phải lựa chọn những từ thông dụng hay không quá dài vì bé còn nhỏ và chỉ mới làm quen với tiếng Anh.
Việc học quá nhiều từ vựng trải dài trong một chủ đề thì thật khó để tiếp thu, hơn thế nữa các bé sẽ cảm thấy hoang mang và áp lực khi phải học hàng chục từ mà có thể trong số đó có những từ ngữ không được sử dụng nhiều hay phát âm khó.
-Miêu tả bằng hình ảnh để trẻ dễ nhớ:
Trong quá trình trẻ học tiếng Anh, dù là trên lớp hay về nhà, bé sẽ ấn tượng và hứng thú hơn với việc làm cho từ mới nổi bật, dễ học hơn giữa một rừng chữ. Bằng cách thêm những hình ảnh đồ vật bên cạnh mỗi từ, hoặc những lúc không có các vật cụ để minh họa từ mới, bố mẹ hãy lấy một tờ giấy trắng vẽ phác họa hình ảnh từ đó ra, bé sẽ ghi nhớ từ vựng một cách dễ dàng hơn rất nhiều dù bạn vẽ không đẹp. Cách này cũng rất tiện vì khi bé mở trang sách ra, bé tìm kiếm những từ mình cần rất nhanh.
-Chơi các trò chơi về từ vựng:
Thay vì cố nhồi nhét vào đầu con quá nhiều từ mới tiếng Anh, bố mẹ hãy cùng với con chơi các trò chơi nhỏ, vừa giải trí lại giúp con học tốt. Ví dụ như nối hình ảnh với từ vựng sao cho đúng hoặc mẹ sẽ miêu tả bằng hành động để bé nói đúng từ tiếng Anh.
Nếu bé đoán đúng, hãy khích lệ và thưởng cho bé một món ăn hoặc một cuốn sách mà bé yêu thích.
-Luyện viết thường xuyên để ghi nhớ từ vựng:
Luyện viết tiếng Anh là một yêu cầu cần thiết đối với các con ở độ tuổi tiểu học, bên cạnh việc phát triển khả năng nghe, nói, phản xạ ngoại ngữ. Luyện viết đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển vốn từ vựng, khả năng nhận diện từ và phát triển khả năng đọc. Chăm luyện viết sẽ giúp bé thành thục và nhớ từ rất lâu. Đây là phương pháp học từ mới theo cách truyền thống, đơn giản nhưng lại rất hiệu quả cho học sinh tiểu học
-Tìm cho con một người bạn đồng hành:
Hãy tìm cho con một người bạn đồng hành giúp con luôn có cảm hứng để học tiếng Anh. Đặc biệt cha mẹ nên đầu tư cho con những bộ sách vừa có thể học và thực hành, luyện viết, khiến con có hứng thú học.
Một trong những bộ sách được phụ huynh và giáo viên đánh giá là ưu việt và phù hợp nhất với học sinh tiểu học, đó là Bộ “Cùng khủng long học tiếng Anh theo chủ đề” và Bộ luyện viết “Cùng khủng long luyện viết chữ, ôn từ vựng tiếng Anh” của Megabook. Mỗi bộ sách gồm 5 cấp độ, dành cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 5. Mỗi cuốn sách là 10 chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày, theo hệ thống từ thấp đến khó dần.
Đây là bộ sách tiếng Anh chuẩn quốc tế được nghiên cứu phù hợp với học sinh tiểu học Việt Nam, giúp tạo dựng nền tảng vững chắc bốn kỹ năng nói - nghe – viết – ngữ pháp của trẻ. Và được đánh giá là một trong những bộ sách ấn tượng nhất 2017 chủ đề ngoại ngữ cho học sinh tiểu học.
Với người bạn đồng hành này, bố mẹ sẽ yên tâm trẻ có được những bước khởi đầu thật vững vàng và tràn đầy hứng khởi với việc học Anh ngữ.

NGUỒN:http://www.baomoi.com/6-phuong-phap-vang-hoc-tieng-anh-hieu-qua-cho-con-tieu-hoc/c/22356912.epi

Giải pháp học tiếng anh hiệu quả cho trẻ em tiểu học

- Copyright © Cùng con học Toán - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -